Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

CÁCH CHỌN MÁY LẠNH DI ĐỘNG CHO MÙA NÓNG

CÁCH CHỌN MÁY LẠNH CHO MÙA NÓNG
 Trên thị trường Việt Nam, tồn tại nhiều loại điều hòa không khí khác nhau và mỗi hãng đều quảng cáo thế mạnh riêng của mình. Một máy lạnh có công suất quá lớn không đem lại cho bạn sự thoải mái hơn mà có thể đồng nghĩa với việc bạn phải mua với giá cao hơn và hoá đơn tiền điện hàng tháng của gia đình cũng sẽ tăng vọt. Ngược lại, máy có công suất nhỏ hơn sẽ không cung cấp đủ độ lạnh cần thiết. Vậy làm cách nào để chọn máy lạnh vừa tiết kiệm vừa đúng nhu cầu sử dụng. Bài viết bên dưới cung cấp đầy đủ và chi tiết những cách để bạn chọn một máy lạnh đúng cho gia đình mình.

**Các yếu tố ảnh hưởng đến cách chọn máy lạnh.
 Để chọn mua máy lạnh có công suất phù hợp, khoảng không gian trong phòng lớn hay nhỏ là yếu tố đầu tiên cần tính đến. Tuy nhiên, việc tính toán công suất máy lạnh dựa trên chiều dài, rộng, chiều cao của căn phòng chỉ là sự tính toán bước đầu, công suất của máy lạnh còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Do đó, khi chọn mua máy lạnh cho mua nóng, bạn cần biết một số điều cơ bản :
– Dòng nhiệt sinh ra từ trang thiết bị, con người: Những máy móc thiết bị và “hơi” người trong phòng sẽ sinh ra dòng nhiệt, nên công suất máy lạnh mà bạn chọn sẽ phải tính đến yếu tố phòng bạn thường có bao nhiêu người, có đặt những trang thiết bị gì ?
– Ảnh hưởng của mặt trời: Những yếu tố nhiệt bên ngoài sẽ ảnh huởng đến độ lạnh của phòng. Bạn hãy xem phòng bạn có hướng đông hay tây, có bị ảnh hưởng bởi mặt trời không. Loại màn cửa mà bạn đang sử dụng dày hay mỏng, khả năng cản sức nóng nhiều hay ít?
_ Cửa kính: Nhiều người quan niệm, nếu trong phòng sử dụng điều hoà thì các cửa sổ và cửa ra vào đều sử dụng kính vừa cách nhiệt, vừa không bị lọt khí ra ngoài. Tuy nhiên, đối với căn hộ nào càng nhiều kính, càng kín, kính càng dày thì khi bật điều hoà càng tốn điện. Bởi nếu ánh nắng mặt trời rọi vào cửa kính thì thuỷ tinh sẽ chỉ tiếp nhận nhiệt mà không chịu nhả ra, khiến máy điều hoà phải làm việc nhiều hơn.
– Tường và trần nhà: Vật liệu làm tường và trần nhà của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạnh của máy. Khi tường và trần nhà không được cách nhiệt tốt, hệ số truyền nhiệt tăng lên, kéo theo chi phí cho năng suất lạnh của máy cũng tăng theo.
– Hệ thống thông gió: Nếu hệ thống thông gió hoạt động tốt, quá trình lạnh sẽ nhanh hơn. Do đó khi trang bị máy lạnh, bạn nên mua kèm thêm thiết bị thông gió.
– Ánh sáng: Các loại đèn khác nhau sẽ sinh ra nhiệt khác nhau. Đèn huỳnh quang phát nhiệt ít hơn các loại đèn khác, điều đó cũng có nghĩa chi phí cho năng suất lạnh của máy sẽ giảm đi.


***Lựa chọn máy lạnh nào cho phù hợp?
- Chọn thương hiệu uy tín 
 Trên thị trường hiện có nhiều loại điều hòa nhiệt độ của nhiều hãng khác nhau như: Điều hòa nhiệt độ LG, DAIKIN, SAMSUNG, PANASONIC, TOSHIBA, … Tất nhiên, khi chọn thương hiệu cũng nên đọc kỹ nơi sản xuất, bởi hiện nay các thương hiệu có tiếng đều được sản xuất, lắp ráp tại nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…

Chọn máy lạnh sử dụng công nghệ Inverter
 Máy điều hòa sử dụng công nghệ Inverter có chức năng tiết kiệm một lượng năng lượng khá lớn, khoảng từ 30 – 60% so với máy lạnh thông thường. Giá đầu tư mua máy điều hòa Inverter mắc hơn loại thường nhưng về lâu dài có lợi kinh tế hơn, tiết kiệm được một khoảng khá lớn trong việc chi tiêu cho điện năng gia đình.

Chọn máy lạnh sử dụng công nghệ hiện đại
 Các nhà sản xuất máy điều hòa hiện nay đều cố gắng nổ lực phát triển thương hiệu của mình bằng những công nghệ tiên tiến nhất. Trong đó đáng chú ý là công nghệ Plasmaster của hãng điện tử LG, công nghệ này ngoài hiệu quả tiết kiệm năng lượng 60% cao nhất hiện nay, còn có bộ tạo ion giúp máy tự động làm sạch, nâng cao hiệu quả lọc khí, tiêu diệt vi khuẩn tối đa đến 99% từ đó tạo ra không gian dễ chịu, thoải mái hơn và tăng cường giữ ẩm da 15% ,hạn chế các mối lo ngại cho việc sử dụng điều hòa trong thời gian dài, mang đến giải pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện & hiệu quả.

- Phù hợp với khí hậu, thời tiết
 Khí hậu miền Nam nóng quanh năm nên việc chọn máy điều hòa một chiều lạnh sẽ phù hợp, với khí hậu miền Bắc thì chọn chiếc máy điều hòa 2 chiều lạnh và sưởi là sự lựa chọn đúng đắn, đặc biệt trong nhà có trẻ nhỏ và người già, thì chiếc máy điều hòa 2 chiều càng cần thiết hơn.

- Máy điều hòa có dán nhãn tiết kiệm năng lượng
 Khi mua máy điều hòa, bạn nên chọn máy có dán nhãn năng lượng theo Quyết định 51/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị điện gia dụng. Các máy điều hòa có dán nhãn năng lượng sẽ giúp bạn nhận diện rõ hơn, lựa chọn đúng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
 Hiện nay, khảo sát ở các trung tâm điện máy lớn nhất cả nước̣, có thể dễ dàng nhận thấy Tem Năng Lượng được xuất hiện trên hầu hết các sản phẩm điều hòa nhiệt độ của LG. Trong khi việc thử nghiệm trong nước còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ quan thử nghiệm nên các nhãn hàng khác chưa thể áp dụng thì Công ty Điện tử LG Việt Nam đã nỗ lực và chủ động trong việc test sản phẩm tại nước ngoài và tiên phong hoàn thành dán nhãn năng lượng đúng hạn ngày 1/1/2013 cho các sản phẩm máy lạnh tại thị trường Việt Nam.

Chọn mua máy lạnh có công suất phù hợp
 Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích, thể tích không gian cần làm lạnh. Ta có thể áp dụng công thức: 1m2 x 600 BTU. Trong đó, BTU là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh.
+ Công thức tính dện tích phòng m2 ( Dài x Rộng ) = ? m2 . Cách tính này chỉnh mang tính tương đối : 
 Vd : 15m2 x 600 BTU = 9.000 BTU tương đương chiếc máy lạnh công suất 1 HP
 - Phòng có thể tích 15m2 trở xuống        1 HP
 - Phòng có thể tích từ 15m2 đến 25m2    1.5 HP
 - Phòng có thể tích 25m2 trở lên            >1.5 ngựa

+ Công thức tính thể tích phòng m3 ( D x R x C = ? m3) áp dụng công thức này sẽ mua máy lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng : 
Vd : ( Chiều dài x Chiều Rộng x Chiều Cao ) m2 = V là thể tích ( m3 )
 Theo kinh nghiệm thực tế ước lượng trong khoảng 1 HP cho 35 – 45 m3 phòng (hoặc tính theo công thức trên) .
 - Phòng có kích thước: 3 x 4 x 3.5m = 42 m3. Chọn máy lạnh 1 HP
 - Phòng có kích thước: 4 x 5 x 3.5m = 70 m3. Chọn máy lạnh 1.5 HP hoặc 2 HP
 - Phòng có kích thước: 5 x 6 x 3.5m = 105 m3. Chọn máy lạnh 2.5 HP

* Lưu ý:

- Công suất máy lạnh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như vật liệu xây dựng, nguồn nhiệt tác động đến căn phòng và số lượng người thường xuyên sử dụng căn phòng nhiều hay ít. Vì vậy không phải căn phòng nào cũng có tiêu chuẩn giống nhau, nên chúng ta có thể cộng hoặc trừ thêm khoảng 5 – 10 mét khối tùy trường hợp…
- Trường hợp trong lúc sử dụng phòng có mặt ngoài bị chiếu nắng trực tiếp, thông với phòng khác, có quạt hút thông gió,.. ta cộng thêm từ 0.3 ~ 0.5 Hp tùy mức độ nhiệt nóng làm tổn thất công suất lạnh.
- Đường ống đồng cũng rất quang trọng nếu dài quá sẽ bị thất thoát nhiệt trong quá trình truyền hơi lạnh từ dàn nóng đến dàn lạnh, còn ngắn quá sẽ không bảo đảm được yêu cầu kỹ thuật. Vậy khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh không dài quá  8m và ngắn quá 2m.
- Nếu căn hộ có diện tích 30m2, lắp máy điều hoà có công suất 1 HP sẽ dẫn đến tình trạng máy điều hoà sẽ luôn phải làm việc trong tư thế “gồng” lên để “nhả” khí lạnh cho cả căn phòng. Điều này có thể giúp tiết kiệm điện nhưng lại nhanh hỏng máy”.
- Tương tự, chúng tôi cũng khuyến cáo người mua không bao giờ nên chọn máy lạnh thiếu công suất so với diện tích căn phòng. Đồng thời nên chọn công suất của máy lớn hơn diện tích căn phòng để kéo dài tuổi thọ cho máy và tiết kiệm điện.

 1 – Chọn Máy lạnh cho phòng gia đình :
  - Thể tích khoản 40 m3 (khối) = 1.0 Hp
  - Thể tích khoản 60 m3 (khối) = 1.5 Hp
  - Thể tích khoản 80 m3 (khối) = 2.0 Hp
2 – Chọn Máy lạnh cho quán cafe, Nhà hàng : 
 Ở quán cafe, Nhà hàng có lúc rất đông người, có quạt hút thông gió nên phải chọn công suất cho lúc mật độ tải cao nhật (nhiệt do người tỏa ra, thông gió bên ngoài vào)
 - Thể tích khoản 30 m3 (khối) = 1.0 Hp
  - Thể tích khoản 45 m3 (khối) = 1.5 Hp
  - Thể tích khoản 60 m3 (khối) = 2.0 Hp

3 – Chọn Máy lạnh cho Khách sạn: 
  Đối với phòng khách sạn, khách thuê thường ngắn hạn hoặc khách nước ngoài họ thường yêu cầu máy phải làm lạnh nhanh từ khi vào phòng thông gió ta tính công suất cao hơn phòng ngủ gia đình.
- Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
 - Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
 - Thể tích khoản 70 m3 (khối) = 2.0 Hp

4 – Chọn Máy lạnh cho Văn phòng làm việc: 
Ở đây ta chọn chuẩn là văn phòng làm việc số lượng người ổn định có trang bị máy tính làm việc cho mỗi người, máy photo, máy fax, máy in,…nếu trường hợp ít người và số lượng máy thiết bị không nhiều có thể tính như Máy lạnh cho phòng khách gia đình.

 - Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
 - Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
 - Thể tích khoản 70 m(khối) = 2.0 Hp

***Sử dụng và bảo trì máy lạnh đúng cách?
_ Bạn nên nhấn vào nút ECONO trên remote điều chỉnh máy lạnh. Bởi vì đây là nút chỉnh chế độ tiết kiệm điện. Chế độ này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá điện năng sử dụng máy lạnh.
_ Bạn nên đảm bảo giữ nhiệt độ trong phòng luôn ở trong khoảng từ 24 độ C đến 27 độ C khi đang dùng máy lạnh, không nên để nhiệt độ quá thấp vừa tốn điện vừa không tốt cho sức khỏe.
_ Một cách hết sức hiệu quả để sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện là dùng thêm quạt điện trong phòng. Quạt điện vừa làm không khí trong phòng thoáng đãng vừa làm nhiệt độ trong phòng đều hơn. Do đó, hiệu suất sử dụng máy lạnh sẽ giảm đi đáng kể. Vừa dùng quạt vừa dùng máy lạnh theo cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được từ 30% đến 40% tiền điện.
_ Nên vệ sinh máy lạnh và giàn nóng khoảng từ 1 đến 3 tháng một lần. Được vệ sinh sạch sẽ, máy lạnh sẽ hoạt động êm ái và bớt hao điện hơn.
_ Đối với dàn lạnh, nên chọn vị trí lắp phù hợp để tận dụng tối đa luồng gió mát nhưng bạn cũng nên chú ý tránh luồng gió trực tiếp phà vào cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
_ Nhiều người cho rằng việc bật tắt máy lạnh liên tục sẽ giúp tiết kiệm. Đây là một quan niệm sai lầm. Bạn nên tránh việc bật - tắt máy lạnh liên tục mới là phương pháp tiết kiệm điện, để duy trì nhiệt độ trong phòng ở mức ổn định, không nên tắt hẳn máy lạnh.
_ Vị trí lắp đặt giàn nóng ngoài trời cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc tiết kiệm điện. Nên tránh lắp ở những nơi thường xuyên đón ánh nắng mặt trời, những nơi kín gió, tránh để vật cản phía trước giàn nóng. Không nên dùng bạt hay vải, đồ vật che đậy kín giàn nóng của máy lạnh, vì sẽ làm cản trở việc tản nhiệt, nhanh hư hỏng máy.
_ Bạn nên thường xuyên kiểm tra giàn nóng ngoài trời xem cánh quạt có bị bụi bám nhiều không. Nếu có, bạn nên gọi nhân viên kỹ thuật có uy tín đến vệ sinh, bảo dưỡng và kiểm tra ga. Nếu giàn nóng ngoài trời bị bẩn bụi bám vào và ga bị hao hụt dẫn đến khả năng làm lạnh của máy lạnh bị giảm, máy lạnh sẽ tốn thời gian nhiều hơn để làm lạnh cho phòng, dẫn đến năng lượng điện được tiêu thụ tăng cao.
_ Phòng phải được thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh sạch sẽ, tường và trần nhà thường được lau rửa. Ngoài ra,cần lưu ý lắp đặt điều hoà ở vị trí sao cho dòng không khí có thể được phân phối đều khắp phòng. Trong phòng bạn cũng nên để một chậu nước mát.
_ Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tuyệt đối không bước vào phòng máy lạnh ngay khi mới ở ngoài trời nắng về hay vừa vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi.
_ Không nên đi ra, đi vào quá nhiều lần. Làm sự thay đổi nhiệt độ đột ngột diễn ra liên tục sẽ sinh ra vô số tác hại không lường hết được vì cơ thể phải xáo trộn thường xuyên để điều chỉnh cho thích nghi với môi trường.
_ Một trong những bệnh gây ra bởi máy máy lạnh là hiện tượng mất nước và khô da. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thường xuyên uống nước hoặc để một chậu nước dưới máy máy lạnh. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng rẻ ướt.
_ Nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm càng ngủ sâu thì cơ thể thiếu sự vận động nên dễ bị cảm lạnh nên điều chỉnh máy lạnh theo giờ và tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.
_ Phải thường xuyên bảo dưỡng điều hoà: làm sạch tấm lọc không khí của cục lạnh 2 tuần một lần bằng máy hút bụi hoặc chải nhẹ bằng nước ấm với nước xà phòng, đồng thời làm sạch hệ thống ống lưu thông trong cục lạnh và cục nóng, loại bỏ các lớp bụi bịt các lớp thông gió trên cục máy ít nhất một lần một tháng.
_ Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn… bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ… máy giặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét